CÁC BƯỚC RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG ĐÚNG CÁCH

Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của những bệnh nhiễm khuẩn. Đặc biệt ở thời điểm dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát, rửa tay đúng cách được coi như là liều vắcxin đơn giản, rẻ tiền nhất để phòng ngừa bệnh.

QUY TRÌNH RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG

Cần rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và xà phòng.
Quy trình rửa tay cần đảm bảo làm sạch các ngón tay, mu bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay.
Thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu là 1 phút.
Cần rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; rửa tay sau khi ho, hắt hơi mà phải dùng tay che miệng, sau khi tiếp xúc với đồ vật công cộng có nguy cơ nhiễm vi rút cúm, bắt tay với người nghi nhiễm cúm Mỗi cơ quan, xí nghiệp, trường học, gia đình cần có xà phòng và nơi rửa tay thuận tiện.

–  Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

–  Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

–  Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại. Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón của bàn tay kia và ngược lại.

–  Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại. Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:         

Khi nào cần rửa tay?

Trước và sau khi ăn uống; thăm khám người bệnh; pha chế thuốc và đóng gói thuốc khi còn hở; đếm thuốc, ra lẻ thuốc; làm việc trong phòng thí nghiệm; chế biến và chia thức ăn, thức uống, đóng gói thức ăn, thức uống còn hở…

Sau khi đi vệ sinh; nhận, trả, đếm tiền; gọi điện thoại bàn; dùng bàn phím máy tính, máy chữ; dùng tay che miệng để hắt hơi; làm việc nơi có nhiều bụi, khói, mầm bệnh, chất độc hại; lao động chân tay hoặc sau khi từ ngoài đường về nhà… Bắt tay người lạ khi có dịch: tiêu chảy, chân tay miệng, SARS, cúm các loại, trong đó có cúm A/H1N1…
Nên dùng loại xà phòng nào rửa tay?

Trên thị trường có nhiều loại xà phòng rửa tay. Xà phòng rửa tay dạng lỏng chứa trong bình có bơm đẩy, rất tiện dùng với nhiều thương hiệu khác nhau (thường có ghi hand soap, hand wash…) giá khoảng 22.000đ, các loại này thường chứa nhiều chất tạo bọt, thơm nhẹ nên chỉ cần 1 – 2 giọt là đủ, nếu lấy nhiều rất tốn nước để rửa cho hết bọt.
Đơn giản và rẻ tiền là các loại xà phòng bánh chế từ dầu dừa có hương thơm (sả, chanh, nhài…) Cũng có thể tự chế xà phòng rửa tay dạng lỏng (đựng trong bình chứa dầu gội đầu hoặc bình chứa xà phòng rửa tay đã dùng hết) từ gel lô hội tươi, nước chanh và xà phòng bánh, vừa rẻ tiền, vừa có tác dụng tốt cho da.
Rửa tay đúng cách: biện pháp phòng chống tích cực các bệnh ký sinh trùng và nhiễm trùng

Rửa tay và rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm gan A, E,…bệnh về giun sán rất hiệu quả và khâu rửa tay cũng vô cùng quan trọng không kém, thế như dù các vụ dịch hay đợt bùng phát bệnh tiêu chảy, bệnh tay chân miệng thường diễn ra tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhưng thói quen rửa tay hình như chưa thực hiện một cách toàn diện, tích cực trong toàn dân, đặc biệt là trẻ em, người lớn và người đang nuôi hoặc chăm sóc trẻ ốm….Để giúp cho cộng đồng có thói quen rửa tay và phải rửa đúng cách, chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin liên quan đến phòng bệnh nhiễm trùng thông qua rửa tay bằng xà phòng!

Thời điểm nào cần phải rửa tay?

Luôn luôn rửa tay trước khi:

  • Chế biến hoặc chuẩn bị thực phẩm;
  • Khi ăn uống;
  • Điều trị vết thương hoặc chích thuốc;
  • Chạm vào người bệnh, người bị thương, vết thương;
  • Chèn hoặc loại bỏ kính áp tròng;

Luôn luôn rửa tay sau khi:

  • Chuẩn bị thức ăn, thịt gia cầm đặc biệt là nguyên liệu thô ;
  • Sử dụng nhà vệ sinh;
  • Chạm vào một con vật hay động vật đồ chơi, dây xích, chất thải;
  • Thổi mũi, ho hoặc hắt hơi vào tay của bạn;
  • Điều trị vết thương;
  • Chạm vào người bệnh hay các vết thương;
  • Khi xử lý rác thải hoặc một cái gì đó bị ô nhiễm, chẳng hạn như một miếng vải sạch hoặc giày bẩn;
  • Rửa tay của bạn bất cứ lúc nào bạn thấy bẩn.

Làm thế nào để rửa tay đúng cách?

  • Nói chung tốt nhất bạn nên rửa tay bằng xà phòng và nước bằng cách thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:
  • Làm ướt tay bằng nước máy;
  • Áp dụng thoa xà bông, nước rửa tay;
  • Bắt đầu cọ 2 tay của bạn;
  • Chà hai tay trong ít nhất 20 giây. Hãy nhớ để chà tất cả bề mặt, bao gồm lưng bàn tay, cổ tay, giữa các ngón tay và phần da bên dưới móng tay của bạn.;
  • Rửa sạch lại tay với nước kỹ càng;
  • Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn dùng một lần hoặc sử dụng máy sấy không khí.

Rửa tay không mất nhiều thời gian của chúng mình đâu nhưng nó lại mang đến cho bọn mình nhiều lợi ích để ngăn ngừa bệnh tật. Có thể nói, thói quen đơn giản này đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bạn và gia đình chúng mình nữa đấy!

Làm thế nào rửa tay một cách thích hợp?

Rửa tay sạch và hợp lý như là trong thời gian đủ để hát hai lần bài hát “Happy Birthday”,
làm theo hình ảnh dưới đây. Cách rửa tay dưới đây không những giúp cho chúng ta phòng chống bệnh tay chân miệng đang hoàn hoành tại nước ta, mà còn bảo vệ tránh khỏ nhiều bệnh nhiễm trùng khác nữa. Mặc dù đang có chiều hướng chững lại nhưng theo dự báo của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), các tháng cuối năm 2011 bệnh tay chân miệng có thể sẽ diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát thành dịch.

Những thông tin dưới đây có thể giúp bạn đọc chủ động phòng chống bệnh hiệu quả mà lại rất đơn giản. Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi Đồng 1, TP HCM, tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra. Sở dĩ gọi là tay chân miệng vì bệnh có biểu hiện chính là các mụn nước nổi ở vùng tay, chân, miệng. Tác nhân gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh qua  đường tiếp xúc.

Khi trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh sẽ bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra khi nói chuyện, ho, hắt hơi. Hoặc trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay của người chăm sóc trẻ.

Khi xâm nhập vào cơ thể, virus gây bệnh sẽ qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết, từ đó sẽ phát triển rất nhanh, gây ra các tổn thương ở da, niêm mạc. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 ngày, trẻ mắc bệnh tay chân miệng sẽ có các biểu hiện: Sốt (có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C), đau họng, chảy nước bọt liên tục, biếng ăn hoặc bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường và loét miệng với các bóng nước có đường kính 2-3mm, vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt, thấy đau khi ăn. Ngoài ra còn xuất hiện các bóng nước từ 2-10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ngoài các dấu hiệu điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: Bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban, không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Những biến chứng thường gặp của tay chân miệng là viêm màng não, viêm màng liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: Viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng một bệnh nhân. Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

Theo khuyến cáo của Cục Y tế  Dự phòng, cách phòng chống tay chân miệng hiệu quả là rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch. Không để trẻ mút tay, đưa đồ chơi lên miệng. Cho trẻ ăn chín, uống chín, không ăn chung thìa bát. Người chăm sóc trẻ cũng phải rửa tay nhiều lần trong ngày, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ. Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường hoặc chloraminB.

Lựa chọn một loại xà phòng tốt

1. Trước khi đi mua một loại xà phòng nào đó, bạn hãy quyết định những loại xà phòng bạn đang muốn tìm kiếm. Chẳng hạn như loại xà phòng rửa tay, loại xà phòng tắm hay xà phòng rửa mặt?

2. Tiếp đến, bạn phải xác định loại da của bạn thuộc loại da nào. Ví như da bạn là da khô, da nhạy cảm, hoặc da bình thường không? (Hay bất kỳ loại da khác.)

3. Từ đó, bạn nên chọn những nhãn hiệu xà phòng phù hợp đối với mỗi tính chất làn da của bạn. Hãy nhìn vào các nhãn sản phẩm và thành phần của từng loại xà bông nếu cần thiết.

4. Để an toàn, bạn có thể tìm những sản phẩm xà phòng không có hương thơm vì không phải ai cũng có thể ngửi được hương của một số loại xà phòng và chúng có thể gây kích ứng nhẹ hoặc trầm trọng cho một số người.

5. Hãy tìm những sản phẩm xà bông có thành phần chiết xuất tự nhiên hoặc các loại xà bông có mùi thơm đặc trưng riêng hay xà bông có chất tẩy mạnh, hoặc xà bông dưỡng ẩm …. Điều này tùy thuộc vào những sản phẩm xà phòng bạn muốn mua.

6. Luôn chọn các sản phẩm chăm sóc da và xà phòng tại cửa hàng tạp hóa địa phương bạn vì nếu mua chúng không  phù hợp, bạn có thể đổi lại chúng một cách tiện lợi và dễ dàng.

7. Nếu bạn có một ý tưởng về việc lựa chọn các loại sản phẩm xà bông có sẵn với những sản phẩm được đánh giá trên internet hoặc những thương hiệu mà bạn thích thì nên tìm bất kỳ quảng cáo về nhãn hiệu này hoặc sản phẩm này. Đặc biệt lưu ý đến những comment phản hồi của những người đã dùng các sản phẩm này trước đó trên các diễn đàn, forum…

8. Sau đó, bạn quay trở lại cửa hàng tạp hóa hoặc các siêu thị mua sản phẩm mà bạn đã được biết đến thông qua quảng cáo.

9. Về nhà, tắm rửa hoặc sử dụng chúng cùng với vòi sen.

Mẹo:

* Xây dựng một thói quen vệ sinh tốt với xà phòng sẽ giúp bạn giảm được nhiều bệnh tật cho bản thân và gia đình.

* Thực hiện theo các hướng dẫn trên khi mua xà bông.

Cảnh báo:

* Đừng quyết định chuyển đổi sản phẩm xà bông nào bạn đang dùng một cách quá dễ dàng vì loại xà bông mới có thể gây hại đến làn da của bạn nếu sử dụng không đúng với tính chất làn da bạn đấy!

* Không sử dụng các sản phẩm xà bông khi không được phép sử dụng cho những phần da khác của cơ thể. Chẳng .

Tự chế xà phòng rủa tay cho bé
Bạn vẫn thường tắm hay bắt con rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn nhưng điều này ít nhiều có thể gây hại cho làn da non nớt của bé yêu nhà bạn đấy.

Nguyên nhân là do trong những bánh xà phòng tắm tưởng như tự nhiên nhất ấy có thể chứa nhiều thuốc tẩy hoặc dung dịch kiểm. Điều này ngoài dẫn tới khô da mà còn có thể không tốt cho sức khỏe của bé về lâu dài.

Vì thế, mẹ bé hãy tranh thủ những ngày nghỉ Tết dài, tự chế xà phòng tự nhiên không có kiềm để chăm sóc sức khỏe hàng ngày của con tốt nhất nhé.

Nếu bạn muốn tự làm xà phòng mà không cần phải sử dụng dung dịch kiềm như là một thành phần thường có mặt trong xà phòng, bạn hãy mua xà phòng glycerin từ các cửa hàng thủ công. Sau đó, bạn có thể dễ dàng chuyển đổi và chế tạo chúng thành những tấm thành xà phòng hoàn toàn tự nhiên và có hương thơm cùng màu sắc theo đúng sự lựa chọn của bạn.

Mức độ thực hiện: Khó khăn vừa phải

Những điều bạn cần

* Nồi hơi
* Xà phòng Glycerin
* Tinh dầu
* Thìa gỗ
* Khuôn xà phòng (mua tại siêu thị)
* Các chất phụ gia (màu thực phẩm, chất dưỡng ẩm, những viên vitamin E tùy chọn)
* Các loại thảo mộc khô hoặc hoa khô (tùy chọn)

Hướng dẫn thực hiện

1. Thêm một lượng nhỏ nước vào một nồi hơi và đưa nó vào đun sôi một lúc.

2. Cho thêm những thanh xà phòng Glycerin vào đó và để ở phần trên cùng của lò hơi, sau đó đun sôi tiếp. Khối lượng của thanh xà phòng Glycerin đủ để làm một thanh xà phòng tự nhiên, tự chế.

3. Tiếp tục đun nồi hơi trên lửa nhỏ sao cho chúng có thể làm tan chảy những thanh xà phòng. Khuấy nhẹ nhàng nhưng không thường xuyên để hạn chế không khí có thể vào hòa cùng hỗn hợp.

4. Trộn những chất phụ gia (màu thực phẩm, chất dưỡng ẩm, những viên vitamin E tùy chọn) bạn yêu thích vào khi những thanh xà phòng đã tan chảy.

Bạn có thể tạo thêm hương thơm cho xà phòng tự chế của bạn với một vài giọt tinh dầu bạn yêu thích. Và dù cho loại tinh dầu nào vào xà phòng, bạn nên khuấy tinh dầu vào hỗn hợp cho đến khi xà phòng không còn vẩn đục. Thêm một vài giọt màu thực phẩm cho xà phòng của bạn nếu muốn. Hoặc bạn cũng có thể cho thêm bất kỳ chất dưỡng ẩm hoặc vitamin nào vào xà phòng lúc này bằng cách khuấy chúng nhẹ nhàng và trọn vẹn.

5. Rửa sạch một khuôn xà phòng mẫu nhằm ngăn chặn bất cứ chút xà phòng nào còn dính trên đó. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm hoa khô hoặc các loại thảo mộc vào khuôn trống để trang trí cho xà phòng tự chế.

6. Đổ hỗn hợp xà phòng tự chế vào khuôn xà phòng. Cho phép xà phòng để ở trong khuôn nguội lạnh và cứng hoàn toàn. Quá trình này thường mất khoảng 3 giờ.

7. Lấy thanh xà phòng tự chế từ khuôn khi chúng đã đông cứng. Khi xà phòng đã cứng, bạn có thể đặt chúng trong tủ lạnh 1-2 ngày để chúng đông cứng lại nhé.

Lưu ý:

– Để làm tan chảy các chất phụ gia rắn, bạn có thể bổ sung thêm bơ ca cao trước khi thêm chúng vào hỗn hợp xà phòng của bạn.

– Khi tự chế xà phòng bằng nồi hơi, bạn nên cẩn thận và đặc biệt thận trọng nhé vì chúng có hơi rất nóng.

– Tự chế xà phòng tự nhiên luôn là một cách dễ dàng và rẻ tiền nhất. Chúng cũng có thành phần vô cùng tự nhiên mà bạn không phải lo lắng về việc có dung dịch kiềm nguy hiểm.

– Ngoài ra, bạn cũng không cần rất nhiều thành phần mới có thể bắt đầu làm xà phòng. Hơn nữa, xà phòng của bạn cũng có thể sẵn sàng sử dụng ngay sau khi nó cứng lại.